Tự do tài chính và quy tắc 6 chiếc lọ

Quản lý tiền chính là một điều mà bất cứ ai cũng đều phải học, đặc biệt là những nhà đầu tư thông minh. Không chỉ giúp bạn có được những chi tiêu hợp lý mà còn giúp bạn có được những phương án phân bổ tiền làm sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Vì vậy mà với quy tắc 6 chiếc lọ sẽ giúp bạn thực hiện được dễ dàng điều này.

Vậy quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Mục lục

Vì sao cần quản lý tiền bạc?

Quản lý tiền bạc nói riêng và quản lý tài chính nói chung là một phạm trù đặc biệt và khá rộng lớn. Việc biết cách quản lý tiền bạc chắc chắn sẽ giúp bạn có một tương lai và cả hiện tại thành công hơn. Nếu không biết cách quản lý tiền bạc thì dù bạn có kiếm được rất nhiều tiền nhưng cuối cùng số tiền ấy cũng về 0. Rủi ro khi đó là rất lớn.

Nói ở tầm vĩ mô thì việc quản lý tiền bạc còn giúp bạn có được những kế hoạch tài chính cá nhân, kế hoạch đầu tư thông minh nhất. Quản lý tiền bạc sẽ giúp bạn rất nhiều điều như:

  • Có cuộc sống ổn định, đầy đủ.
  • Có được nguồn ngân sách dự bị cho tương lai và trong những hoàn cảnh cần thiết.
  • Có thể giải quyết được mọi khó khăn ở thời điểm hiện tại.
  • Phục vụ các nhu cầu cá nhân trong tương lai và hiện tại.
  • Sử dụng tiền một cách hợp lý, an toàn và hiệu quả nhất

Việc quản lý tài chính chắc chắn sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi vấn đề. Từ đó bạn cũng tránh được việc rơi vào cảnh nợ nần và có một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc hơn. Chính vì vậy mà việc quản lý tiền bạc là cực kỳ quan trọng. Nhưng phải quản lý tiền bằng cách nào hiệu quả nhất? Đó chính là dựa vào quy tắc 6 chiếc lọ.

Quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Nếu là một người đang loay hoay tìm kiếm cách quản lý tiền bạc hiệu quả hay là một nhà đầu tư thông minh hẳn bạn sẽ nghe đến quy tắc 6 chiếc lọ. Đây là quy tắc kinh điển nhất giúp bạn có thể quản lý tiền một cách lý tưởng nhất và có thể hướng đến sự tự do tài chính. Vậy quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ là để chỉ việc số tiền của mỗi người sẽ được chia đều thành 6 quỹ tài chính khác nhau, hay còn được gọi là 6 chiếc lọ khác nhau. Mỗi chiếc lọ sẽ có một ý nghĩa riêng, một trách nhiệm riêng phục vụ cho cuộc sống của bạn. 6 chiếc lọ ấy bao gồm:

  • Quỹ chi tiêu cần thiết
  • Quỹ tiết kiệm dài hạn.
  • Quỹ giáo dục.
  • Quỹ hưởng thụ.
  • Quỹ tự do tài chính.
  • Quỹ từ thiện.

6 quỹ này sẽ giúp bạn có được một phương án quản lý tài chính hiệu quả nhất. Từ đó giúp bạn có được sự chủ động trước mọi tình huống, mọi sự thay đổi của cuộc sống. Quy tắc 6 chiếc lọ thực sự chính là chìa khóa mà bất kỳ ai, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải biết và sử dụng thành thạo.

Đôi nét về tác giả T.Harv Eker

Tác giả của quy tắc 6 chiếc lọ T.Harv Eker

Theo đó, quy tắc 6 chiếc lọ là quy tắc được giới thiệu bởi T.Harv Eker. Ông là một diễn giả, là doanh nhân và là tác giả của cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” nổi tiếng. Ông đã đưa ra quy tắc 6 chiếc lọ và chúng đã trở thành một giải pháp quản lý tiền vô cùng hiệu quả và được nhiều người áp dụng.

Bố mẹ ông là người gốc Châu Âu nhập cư vào Mỹ khi trong túi chỉ vỏn vẹn có 30 USD. Do đó, khi mới 13 tuổi ông đã bắt đầu kiếm tiền bằng đủ thứ nghề trong xã hội để kiếm sống như giao báo, bán kem chống nắng ở bãi biển… Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học 1 năm ở Đại học New York nhưng sau đó đã bỏ học giữa chừng.

Tuy nhiên, con đường khởi nghiệp của ông gặp nhiều khó khăn và thất bại buộc phải quay về sống cùng bố mẹ. Tuy nhiên, cuộc gặp định mệnh với một người bạn giàu có của cha mình đã thay đổi cuộc sống của ông. Thứ ông học được từ người đàn ông giàu có này được Harv Eker viết trong cuốn sách Bí mật tư duy triệu phú.

Phương pháp quản lý tiền bạc trong quy tắc 6 chiếc lọ là gì?

Quy tắc 6 chiếc lọ đã chỉ ra vai trò và nhiệm vụ của từng chiếc lọ. Mỗi chiếc lọ sẽ có mục đích sử dụng là khác nhau. 6 chiếc lọ này sẽ áp dụng cho thu nhập từ mọi nguồn khác nhau. Theo đó bạn sẽ thực hiện chia số tiền vào 6 lọ theo tỷ lệ như sau:

Chiếc lọ số 1: Quỹ chi tiêu cần thiết (Chiếm 55% tổng thu nhập)

Đối với quỹ chi tiêu cần thiết (NEC) thì bạn sẽ có được một khoản tiền để đảm bảo được mọi nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình. Cụ thể, quỹ chi tiết cần thiết được sử dụng để chi trả cho các hoạt động như: Vui chơi, giải trí, ăn uống, sinh hoạt, các loại hóa đơn, mua sắm cần thiết.

Trong số 6 lọ thì lọ 1 quỹ chi tiêu cần thiết chính là lọ chiếm số tiền nhiều nhất và chiếm 55% trong tổng số thu nhập của bạn. Vì vậy nếu bạn đang sử dụng số tiền vượt quá phần trăm này thì chắc chắn bạn cần tính toán và thay đổi lại. Việc cắt giảm chi tiêu khi đó sẽ là hợp lý.

Chiếc lọ số 2: Quỹ tiết kiệm dài hạn (Chiếm 10% tổng thu nhập)

Chắc chắn ai ai cũng phải có quỹ tiết kiệm dài hạn để thực hiện những ước muốn, mục đích trong cuộc sống. Quỹ tiết kiệm dài hạn (LTSS) có thể được sử dụng trong các trường hợp như: Mua nhà, mua xe, mua tài sản, sinh con… Hiểu nôm na rằng, quỹ tiết kiệm dài hạn chính là quỹ sẽ đáp ứng được mục đích, mục tiêu của bạn. Từ đó giúp bạn có thêm động lực kiếm tiền hơn.

Phương thức cho quỹ tiết kiệm dài hạn bạn có thể lựa chọn nhiều cách khác nhau. Bạn có thể gửi tiết kiệm ngân hàng thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu bằng các hình thức khác.

Chiếc lọ số 3: Quỹ Giáo dục (Chiếm 10% tổng thu nhập)

Việc học và trau dồi kiến thức là cần thiết dù bạn đang ở độ tuổi nào. Vì vậy mà trong tổng số thu nhập của mình bạn cần trích 10% để dành cho quỹ giáo dục (EDU) này. Việc nâng cao năng lực, kinh nghiệm cũng sẽ giúp bạn tạo ra được nhiều thu nhập hơn và nâng cao chất lượng sống tốt hơn.

Chiếc lọ số 4: Quỹ hưởng thụ (Chiếm 10% trong tổng thu nhập)

Chắc chắn cuộc sống bạn cần phải hưởng thụ để có được một tinh thần tốt, có thêm nhiều sự hiểu biết hơn về cuộc sống. Để thực hiện cho các hoạt động hưởng thụ thì bạn nên dành 10% trong tổng thu nhập của mình. Quỹ hưởng thụ (Play) chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm những động lực để tạo ra nhiều nguồn thu nhập hơn nữa.

Chiếc lọ số 5: Quỹ tự do tài chính (Chiếm 10% tổng thu nhập)

Việc tự do tài chính là điều cần thiết giúp bạn có được cuộc sống tự do như mong muốn. Điều này cũng giúp bạn sẽ không phải phụ thuộc vào bất kỳ ai. Theo đó, quỹ tự do tài chính (FFA) sẽ được sử dụng để chi trả cho các hoạt động như đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh. Một lưu ý là bạn sẽ không nên và không bao giờ nên tiêu tiền trong quỹ này bởi nó chính là “con gà đẻ trứng vàng”.

Chiếc lọ số 6: Quỹ từ thiện (Chiếm 5% tổng thu nhập)

Giúp đỡ người khác hay cũng chính là giúp đỡ chính mình. Vì vậy bạn hãy dành 5% trong tổng thu nhập để dành cho quỹ từ thiện (Give). Nếu trong cuộc  sống bạn phải chi trả nhiều thứ hơn thì có thể giảm số tiền ở quỹ này xuống. Tuy nhiên không nên bỏ qua quỹ này bởi nó cũng mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội lớn trong cuộc sống.

Cụ thể phân bổ theo quy tắc 6 chiếc lọ

Những lưu ý khi thực hiện quy tắc 6 chiếc lọ

Mình biết là trong hành trình tiết kiệm và tích luỹ như quy tắc 6 chiếc hũ là rất khó. Tuy nhiên, bạn có thể tránh những sai lầm tài chính cá nhân cơ bản trên hành trình độc tập tài chính của mình như sau:

Sai lầm 1: Không có sổ tay hoặc ứng dụng quản lý chi tiêu

Nếu như bạn không ghi chép lại những chi tiêu của bản thân mình một cách chi tiết và cụ thể rất có thể bạn sẽ khó mà nhớ hết những khoản chi tiêu của bản thân. Bạn có thể dùng sổ tay hoặc có những ứng dụng quản lý chi tiêu đã giúp cho bạn làm những việc đó.

Sai lầm 2: Tiêu trước tiết kiệm sau

Có thể bạn đã nghe đâu đó về câu này rồi nhưng rất người có thể thực hiện được việc tiết kiệm trước và chi tiêu sau. Hãy thay đổi thói quen bằng việc khi nhận lương, hãy ngay lập tức phân bổ vào 6 hũ tài chính như quy tắc tài chính trên. Sau đó hãy chi tiêu có kế hoạch như đề ra ban đầu.

Sai lầm 3: Săn hàng giảm giá

Khuyến mãi không phải là một món hời lớn cho nên bạn đừng trông chờ vào việc mua hàng trong các đợt giảm giá để tiết kiệm tiền. Nó đang tiêu tiền của bạn đó, thử nghĩ nếu không có giảm giá thì bạn có mua những món hàng đó không. Nếu câu trả lời là không thì bạn đang mua những thứ mà thật sự nó không cần thiết.

Sai lầm 4: Không kiếm thêm nguồn thu nhập thứ 2

Nói gì thì nói thì chúng ta không thể tiết kiệm và phân bổ tiền lương ít ỏi của mình vào 6 quỹ tài chính được. Nếu chúng quá ít để phân bổ thì hãy cố gắng phấn đấu trong công việc hiện tại hoặc tốt hơn là tìm kiếm một công việc phụ thứ 2 để gia tăng nguồn thu nhập của bạn. Nó cũng là một giải pháp dự phòng cho tương lai của bạn khi công việc chính không chắc chắn về tương lai ổn định.

Hiện nay việc quản lý chi tiêu cá nhân không hề dễ dàng. Nhất là khi thị trường thay đổi, xã hội phát triển, nhu cầu con người cao hơn. Tuy nhiên chắc chắn bạn sẽ không muốn mình rơi vào những hoàn cảnh nợ nần. Chính vì vậy mà bạn cần phải biết được quy tắc 6 chiếc lọ là gì và cách phân bổ tiền ra sao cho hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn có được cuộc sống hoàn hảo nhất. 

Bình luận