Kênh xu hướng là gì?
Đường kênh giá (Channel Line), hay đường thu hoạch (Return Line) là một biến thể hữu dụng khác của đường xu huớng. Đôi khi giá có xu hướng nằm bên trong hai đường song song – đường xu hướng cơ bản và đường kênh giá. Hiển nhiên, khi thực tế đúng như vậy và sự tồn tại của kênh xu hướng được giới phân tích thừa nhận, kiến thức này sẽ được sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
Việc vẽ đuờng kênh giá tương đối đơn giản. Trong một xu hướng tăng (Xem hình 8a), truớc tiên ta vẽ đường xu hướng tăng cơ bản nối các đáy. Sau đó, ta vẽ một đường gạch chấm từ đỉnh đầu tiên (điểm 2) song song với đường xu hướng tăng cơ bản. Cả hai đường đều hướng lên về phía phải, hình thành một kênh giá. Nếu đợt hồi phục kế tiếp chạm đến và bật lại từ đường kênh giá (tại điểm 4), thì kênh giá có thể tồn tại. Nếu sau đó giá lại rơi ngược về đường xu hướng ban đầu (tại điểm 5) thì có khả năng kênh giá sẽ xuất hiện.
Với xu huớng giảm, tình hình cũng diễn ra tương tự (hình 8b) nhưng tất nhiên là theo hướng ngược lại. Đường xu hướng tăng cơ bản được sử dụng để bắt đầu những vị thế mua mới.
Đường kênh giá có thể được sử dụng cho những hoạt động kiếm lời ngắn hạn. Các nhà giao dich tích cực sử dụng đường kênh giá để bắt đầu một vị thế bán nghịch xu hướng cho dù việc giao dịch theo hướng ngược lại có thể nguy hiểm và tốn kém. Cũng như trường hợp của đường xu hướng căn bản, kênh giá càng dài và càng được thử thách thành công nhiều lần thì càng có ý nghĩa và bền vững.
Giá thất bại khi tiếp cận đường kênh trên
Việc phá vỡ đường xu hướng chính sẽ báo hiệu một sự thay đổi quan trọng về xu hướng. Tuy nhiên, sự phá vỡ đường kênh giá tăng lại có một ý nghĩa ngược lại, và báo hiệu một sự tăng tốc trong xu hướng hiện tại. Một số nhà giao dịch xem việc làm rõ đường kênh giá trên trong một xu huóng tăng như là một lý do để bổ sung các vị thế mua. Một cách khác để sử dụng kỹ thuật đường kênh giá là nhận ra sự thất bại trong việc tiếp cận đường kênh giá, một tín hiệu cho thấy sự suy yếu của xu hướng.
Trong hình 8c, việc giá không thể chạm đỉnh kênh giá (tại điểm 5) có thể là một tín hiệu sớm báo hiệu sự thay đổi của xu hướng và khả năng đường còn lại (đường xu hướng tăng cơ bản) sẽ bị phá vỡ. Theo lệ thường, sự thất bại của bất cứ chuyển động nào trong phạm vi một kênh giá đưọc thiết lập nhằm đạt được một mặt của kênh giá cũng thường cho thấy rằng xu hướng đang thay đổi, và làm gia tăng khả năng bị phá vỡ của đường kênh giá còn lại.
Kênh giá cũng có thể được sử dụng để điểu chỉnh đường xu hướng cơ bản.
Thông thường, sự biến động với một mức đáng kể trên đường kênh giá tăng sẽ cho thấy sự bền vững của đường xu hướng. Một số người sử dụng đồ thị vẽ một đường xu hướng tăng cơ bản có độ dốc lớn hơn từ đáy gần nhất song song vài đường kênh giá mới (như trên hình 8d).
Thông thường, một đường hỗ trợ mới có độ dốc hơn sẽ hoạt động tốt hơn so với đường ít dốc. Tương tự, sự thất bại của một xu hướng tăng trong việc tiếp cận đường biên trên của một kênh giá chứng minh rằng việc vẽ thêm đường hỗ trợ mới tại đáy tương ứng gần nhất song song với đường kháng cự mới nằm trên 2 đỉnh trước đó là đúng (Xem hình 8e).
Đường kênh giá có chức năng đo lường. Khi kênh giá hiện tại bị phá vỡ, giá thường sẽ di chuyển một khoảng bằng chiều rộng kênh giá. Chính vì thế, người sử dụng phải đo chiều rộng của kênh giá và dự tính khoảng cách đó từ điểm phá vỡ đường xu hướng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong hai đường đó, đường xu hướng cơ bản đóng vai trò quan trọng và đáng tin cậy hơn nhiều. Đường kênh giá chỉ là cách sử dụng thứ yếu trong kỹ thuật đường xu hướng. Tuy nhiên, việc sử dụng dường kênh giá thường hiệu quả trong việc điều chỉnh công cụ phân tích của nhà phân tích đồ thị.