Mô hình đảo chiều Vai – Đầu – Vai là một mô hình phổ biến và đáng tin cậy nhất trong tất cả các mô hình hiện nay. Do đó chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích chi tiết tất cả các yếu tố góp phần tạo nên mô hình này. Phần lớn các mô hình khác đều là biến thể của mô hình Vai – Đầu – Vai.
Cũng như tất cả các mô hình khác, mô hình đảo chiều được đúc kết từ khái niệm đường xu hướng. Trong một xu hướng tăng chính, giá chứng khoán tạo thành hàng loạt các đỉnh và đáy tăng dần đang đánh mất dần xung lượng tăng. Sau đó xu hướng tăng này chững lại, áp lực cung cầu ở trạng thái tương đối cân bằng. Khi giai đoạn phân phối kết thúc. Ngưỡng hỗ trợ tại đáy bị phá vỡ và một xu hướng đi xuống mới được hình thành, xu hướng đi xuống này sẽ tạo thành các đỉnh và đáy thấp dần.
Ta hãy xem xét hình minh họa trên sẽ có đỉnh đầu vai như thế nào. Tại điểm A, xu hướng tăng đang vận hành như mong đợi mà không thấy tín hiệu hình thành đỉnh. Khối lượng giao dịch cũng trải đều, giá hình thành một ngưỡng cao mới. Sự điều chỉnh của giá tại điểm B có khối lượng giao dịch ít hơn cũng là điều được mong đợi. Tuy nhiên, tại điểm C, những người sử dụng đồ thị có thể nhận thấy rằng khối lượng giao dịch theo xu hướng tăng bứt phá khỏi điểm A lại thấp hơn so với đợt hồi phục trước. Bản thân sự thay đổi này không quan trọng nhưng lại phát ra một tín hiệu cảnh báo trong đầu nhà phân tích. Giá lại giảm xuống điểm D và một sự xáo trộn lại xuất hiện. Sự suy giảm diễn ra bên dưới đỉnh trước đó tại A. Ta biết rằng khi đỉnh trong xu hướng tăng bị phá vỡ sẽ trở thành điểm hỗ trợ của đợt hiệu chỉnh diễn ra sau đó. Sự suy giảm dưới điểm A, gần như là bằng B là tín hiệu cảnh báo có điều gì đó không ổn đang diễn ra đối với một xu hướng tăng.
Thị trường sau đó hồi phục lên điểm E với khối lượng giao dịch ít hơn và giá không thể bằng đỉnh cao nhất tại C. Để xu hướng tăng tiếp diễn, mỗi điểm cao nhất phải cao hơn điểm cao nhất của đợt hồi phục trước đó. Khi đợt hồi phục tại điểm E không thể chạm đỉnh trước đó là C thì nó đã có được một nửa điều kiện để thành lập xu hướng giảm mới – Những đỉnh giảm dần.
Lúc này đường xu hướng tăng chính đã bị phá vỡ tại điểm D làm phát sinh một tín hiệu xấu.
Bất chấp những tín hiệu cảnh báo này, chúng ta chỉ cần biết rằng xu hướng đang di chuyển từ tăng sang đi ngang.
Mục lục
Mô hình hoàn thành khi đường viền cổ bị phá vỡ
Lúc này, ta có thể vẽ một đường xu hướng ít dốc hơn nối 2 điểm thấp nhất tại B và D gọi là đường viền cổ (xem đường 2). Thông thường đường này nghiêng một góc nhỏ tại đỉnh (mặc dù đôi khi có thể nằm ngang hoặc đôi khi là hướng xuống). Yếu tố quyết định hình thành một mô hình vai-đầu-vai là sự phá vỡ đường viền cổ một cách dứt khoát. Thị trường đã bẻ gãy đường xu hướng nối các đáy B và D và rơi xuống ngưỡng hỗ trợ tại điểm D tạo đủ điều kiện hình thành một xu hướng giảm mới – gồm những đỉnh và đáy đi xuống. Những đỉnh và đáy giảm dần tại C,D,E và F xác định xu hướng giảm mới. Khối lượng giao dịch có thể tăng khi đường viền cổ bị phá vỡ. Tuy nhiên, việc khối lượng giao dịch tăng trong thị trường giá giảm cũng chưa phải là yếu tố then chốt để có thể bắt đầu hình thành một đỉnh thị trường.
Biến động quay đầu retest lại đường viền cổ
Một biến động được gọi là quay đầu khi giá bật trở lại mức đáy của đường viền cổ hay mức đáy trước đó tại điểm D, cả hai điểm này đều trở thành ngưỡng kháng cự. Không phải lúc nào biến động quay đầu cũng diễn ra hay đôi khi chỉ đơn thuần là một sự bật lại không đáng kể. Khối lượng giao dịch có thể xác định phạm vi bật lại. Nếu điểm gẫy ban đầu của đường viền cổ nằm tại mức khối lượng giao dịch rất lớn thì khả năng xuất hiện biến động quay đầu là không có bởi khối lượng giao dịch tăng tức là áp lực giảm giá cũng tăng. Khối lượng giao dịch tại những điểm phá vỡ đường viền cổ ít hơn làm gia tăng khả năng một biến động quay đầu. Tuy nhiên, sự hồi phục nên diễn ra với khối lượng giao dịch nhỏ trong khi một xu hướng giảm mới diễn ra sau đó có thể bắt đầu cùng với khối lượng giao dịch tăng đáng kể.
Ví dụ:
Chỉ số Vnindex tạo mô hình Vai-Đầu-Vai. Thời gian kéo dài gần 2 tháng từ 27/02/2014 đến ngày 16/4/2014 kết thúc mô hình bằng việc phá vỡ đường viền cổ với phiên giảm mạnh ngày 16/4/2014. Các bạn có thể thấy sau khi hoàn thiện mô hình Vnindex có sự sụt giảm mạnh từ 580 điểm về 510 điểm.
Vai trò của khối lượng giao dịch
Mô hình khối lượng giao dịch đi kèm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển mô hình Vai-Đầu-Vai cũng như bất kỳ một mô hình giá nào. Nhìn chung, khối lượng giao dịch tại đỉnh đầu nên thấp hơn vai trái. Đó không phải là điều kiện nhưng lại là một xu thế phổ biến và là cảnh báo sớm cho sự sụt giảm của lực mua. Khối lượng giao dịch trong giai đoạn đỉnh thứ 3 (vai phải) là quan trọng nhất. Khối lượng giao dịch phải thấp hơn hai đỉnh kia rất nhiều. Sau đó, khối lượng giao dịch sẽ gia tăng khi đường viền cổ bị phá vỡ, giảm khi có biến động quay đầu, và lại tăng khi biến động quay đầu kết thúc.
Xác định mục tiêu giá
Phương pháp để đạt được mục tiêu giá là sử dụng chiều cao của mô hình. Ta sẽ lấy khoảng cách theo chiều dọc từ đỉnh đầu (điểm C) xuống đường viền cổ rồi sau đó chiếu khoảng cách này từ điểm đường viền cổ bị phá vỡ. Vi dụ điểm cao nhất của đầu ở mức giá 100 và đường viền cổ là 80, chênh lệch 20 giá . Điểm chênh lệch 20 này sẽ được đo xuống từ điểm mà đường viền cổ bị phá vỡ. Nếu như đường viền cổ trên hình bị phá vỡ tại mức 80, mục tiêu giá giảm sẽ là 60 (80-20=60).
Cần nhớ rằng mục tiêu giá đạt được ở đây chỉ là mục tiêu tối thiểu. Giá sẽ còn di chuyển ra ngoài phạm vi mục tiêu này. Tuy nhiên, việc có được mục tiêu giá tối thiểu là rất hữu dụng trong việc xác định sớm tiềm năng biến động thị trường để chiếm vị thế.
Mục tiêu tối đa là kích thước của biến động trước đó. Nếu thị trường tăng giá truớc đó di chuyển từ 30 đến 100 thì mục tiêu tối đa tính từ mô hình đỉnh sẽ đuợc tính bằng cách thoái lùi toàn bộ xu hướng tăng xuống mức 30. Các mô hình đảo chiều có thể được mong đợi sẽ đảo chiều hay thoái lùi những gì đã diễn ra trước đó.
Điều chỉnh mục tiêu giá
Có nhiều yếu tố cần được xem xét khi xác định mục tiêu giá. Những kỹ thuật như cho mô hình Vai – Đầu – Vai chỉ là bước đầu tiên. Còn nhiều yếu tố kỹ thuật khác cần phải xem xét.
Ví dụ, những ngưỡng hỗ trợ nổi bật của xu hướng tăng trước đó ở đâu? Vì thị trường giảm giá thường đúng tại những mức này. Thoái lùi theo tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu? Mục tiêu tối đa sẽ là sự thoái lùi 100% thị trường tăng giá trước đó.
Tóm tắt mô hình Vai – Đầu – Vai
Chúng ta hãy cùng xem lại những đặc điểm căn bản của một mô hình Vai-Đầu-Vai:
- Xu hướng trước: Điều quan trọng là phải có sự tồn tại của một xu hướng tăng trước đó để trở thành mô hình đảo chiều. Nếu không có một xu hướng tăng trước đó để đảo ngược, không thể có mô hình đảo chiều Head and Shoulders.
- Vai trái: Trong khi trong một xu hướng tăng, vai trái tạo thành một đỉnh cao đánh dấu điểm cao mới của xu hướng hiện tại (điểm A). Sau khi thực hiện đỉnh này, một sự suy giảm xảy ra đánh dấu sự hình thành của vai (điểm B). Mức thấp nhất của sự suy giảm thường nằm trên đường xu hướng, giữ nguyên xu hướng tăng.
- Đầu: Từ mức đáy thấp của vai trái (điểm B), giá bắt đầu tăng trở lại vượt quá mức cao trước đó và đánh dấu đỉnh đầu (điểm C). Sau khi đạt đến đỉnh điểm, mức thấp của sự sụt giảm tiếp theo đánh dấu điểm thứ hai của đường viền cổ áo (điểm D). Mức thấp nhất của sự suy giảm thường phá vỡ đường xu hướng tăng (1), đặt xu hướng tăng trong tình trạng nguy hiểm.
- Vai phải: Sự tiến lên từ phần thấp của đầu tạo thành vai phải (D). Đỉnh này thấp hơn đỉnh đầu và thường tương đương với phần cao của vai trái. Sự suy giảm từ đỉnh của vai phải sẽ phá vỡ đường viền cổ.
- Neckline: Đường viền cổ được vẽ bằng cách nối các điểm thấp (B) và (D). Điểm thấp (B) đánh dấu sự kết thúc của vai trái. Điểm thấp (D) đánh dấu sự kết thúc của đầu. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai điểm thấp, đường viền cổ có thể dốc lên, dốc xuống hoặc nằm ngang. Độ dốc của đường viền cổ sẽ ảnh hưởng đến mức độ giảm của mô hình – độ dốc xuống thấp hơn nhiều so với độ dốc lên. Đôi khi nhiều hơn một điểm thấp có thể được sử dụng để tạo thành đường viền cổ áo.
- Khối lượng: Khi mô hình Vai – Đầu – Vai mở ra, khối lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác nhận. Lý tưởng nhất, nhưng không phải luôn luôn, khối lượng tại đỉnh của vai trái nên cao hơn trong vùng đỉnh đầu. Sự sụt giảm về khối lượng và mức cao mới của đầu đóng vai trò như một dấu hiệu cảnh báo. Dấu hiệu cảnh báo tiếp theo xuất hiện khi khối lượng tăng lên theo mức giảm từ đỉnh của đầu, sau đó giảm trong khi tiến lên vai phải. Xác nhận cuối cùng xuất hiện khi khối lượng tăng thêm trong suốt quá trình giảm vai phải.
- Phá vỡ đường viền cổ: Mẫu hình Vai-Đầu-Vai không hoàn chỉnh và xu hướng tăng sẽ không bị đảo chiều cho đến khi đường hỗ trợ (2) tại đường viền cổ bị phá vỡ. Lý tưởng nhất, điều này cũng nên xảy ra một cách thuyết phục, với sự mở rộng về khối lượng.
- Một biến động quay đầu hướng đến đường viền cổ (điểm G) được tiếp nối bằng những đáy mới.
Rõ ràng là cần phải xác định được 3 đỉnh. Đỉnh ở giữa (C) cao hơn hai vai một ít (điểm A và E). Tuy nhiên, mô hình không thể hoàn thiện nếu đuờng viền cổ vẫn chưa bị phá vỡ một cách dứt khoát. Tiêu chuẩn phá vỡ 1-3% (cả những biến thể của nó) hay Điều kiện phải có hai phiên đóng cửa thấp hơn đường viền cổ (quy luật hai phiên) được dùng để gia tăng tính chắc chắn. Tuy nhiên, cho đến khi việc phá vỡ hướng xuống đó diễn ra thì có khả năng mô hình đó không thực sự có dạng đầu và vai nữa và xu hướng tăng sẽ hồi phục trở lại.
Pingback: Mô hình Vai đầu vai ngược - HanoiStock