Mô hình hình nêm

Mô hình hình nêm cũng tương tự như mô hình tam giác đối xứng về hình dạng lẫn thời gian hình thành. Cũng như tam giác đối xứng, mô hình hình nêm được xác định bởi hai đường xu hướng hội tụ gặp nhau tại đỉnh. Về thời gian hình thành, hình nêm chỉ mất từ trên 1 đến dưới 3 tháng và được xếp vào mô hình trung gian.

Độ dốc là đặc điểm phân biệt của mô hình cái nêm. Mô hình này có độ dốc lên và xuống đáng chú ý. Cũng như mô hình cờ, hình nêm có độ dốc tương phản so với xu hướng hiện tại.
Bởi thế, một hình nêm dốc xuống cho thấy xu hướng tăng giá và hình nêm dốc lên là biểu hiện xu hướng giảm giá.

Hình trên là ví dụ về mô hình hình nêm dốc xuống trong thị trường giá lên. Mô hình có hai đường xu hướng hội tụ nhưng có độ dốc tương phản với xu hướng hiện tại. Một hình nêm dốc xuống thường thể hiên xu hướng tăng giá.

Hình dưới đây là mô hình hình nêm có độ dốc lên trong một thị trường giá xuống tương phản với xu hướng giảm hiện tại.

Hình nêm với tư cách là mô hình đảo chiều tại đáy và đỉnh

Hình nêm xuất hiện rất thường xuyên trong phạm vi đường xu hướng hiện hữu và thường tạo nên mô hình tiếp diễn. Hình nêm có thể xuất hiện tại đỉnh hoặc đáy và báo hiệu một sự đảo chiều xu hướng, nhưng dạng tình huống này không mấy phổ biến.

Gần cuối một xu hướng tăng, người sử dụng đồ thị sẽ quan sát thấy một tam giác có độ dốc lên rất rõ rệt. Vì hình nêm tiếp diễn trong một xu hướng tăng thường dốc xuống so với xu hướng hiện có, hình nêm dốc lên sẽ là manh mối giúp người đọc đồ thị nhận biết đây là mô hình giảm giá chứ không phải là mô hình tăng. Tại đáy, một hình nêm dốc xuống cảnh báo khả năng kết thúc xu hướng giảm.

Cho dù hình nêm xuất hiện ở giữa hay cuối một biến động gíá thì nhà phân tích cũng nên biết áp dụng câu châm ngôn nói rằng hình nêm đi lên thì giá xuống, còn hình nêm đi xuống thì giá lên.

Bình luận