Hướng dẫn đọc chart Homily với các chỉ báo hay dùng

Homily là phần mềm phân tích chỉ số cổ phiếu, lọc ra các cổ phiểu mạnh nhất, vô cùng hữu ích cho các nhà đầu tư. Homily được các lập trình Trung quốc tạo ra. Hiện đang bán ở thị trường Việt Nam khoảng 80 Triệu cho phiên bản desktop.

Chart Homily với các chỉ báo hay dùng

1. RWC = Red & white circle = chuỗi vòng tròn nhỏ đỏ và trắng => vốn dĩ được code theo các chỉ báo MA. Vòng tròn đỏ là đang nhịp tăng, vòng tròn trắng là đang nhịp giảm. Đang vòng tròn trắng mà chuyển đỏ thì cho mua; đang vòng tròn đỏ mà chuyển trắng thì cho bán.

2. Nến taichi:

Là nến cảnh báo => nến taichi màu vàng cảnh báo chú ý nguy hiểm có thể xảy ra, nếu các phiên sau vượt nến taichi thì nến này thành hỗ trợ, ngược lại phiên sau thấp hơn nến taichi thì cho điểm bán và taichi thành kháng cự. Có một loại nến taichi màu xanh dương, nếu đóng các phiên sau cao hơn nến xanh dương thì cp tạo đáy và cho mua, nếu các phiên sau giảm sâu hơn nến xanh dương thì cp tiếp tục tìm đáy mới. Nến taichi trên chart khung thời gian càng cao thì càng có hiệu lực cảnh báo/kháng cự/hỗ trợ càng mạnh.

=>Nến taichi trên chart tuần (W) và chart tháng (M) là cực kỳ rủi ro.

3. Nến DE:

Chỉ báo dòng tiền. DE nến đỏ là dòng tiền đi vào; DE nến xanh lá cây là dòng tiền đi ra. Thân nến càng dài thì càng hiệu quả.

4. MACD:

Chỉ báo MACD có tên Tiếng Anh là Moving Average Convergence divergence (Trung bình động hội tụ phân kỳ) là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến được phát triển năm 1970 bới Gereal Appel. Đây là một chỉ báo trend-following momentum để xác định xu hướng giao dịch, giúp các trader biết được rằng có 1 xu hướng mới hay không và đó là xu hướng tăng hay giảm.

Một biểu đồ MACD được bao gồm 4 thành phần chính:

  • Đường MACD: là EMA12 – EMA26
  • Đường tín hiệu Signal: là đường EMA9 của đường MACD
  • Biểu đồ Histogram: là đường MACD – đường Signal
  • Đường Zero: Trục mốc số 0.

Chỉ báo MACD được coi như một công cụ đơn giản và dễ hiểu để phân tích sự thay đổi của giá cả. Trên biểu đồ giá nó được biểu thị như sau:

  • Đường MACD và đường Signal là 2 đường trung bình động, cho thấy xu hướng phát triển của giá.
  • Biểu đồ Histogram dùng để đo mức độ hội tụ/phân kỳ giữa 2 đường trung bình động, cho thấy tốc độ biến đổi giá tại thời điểm xác định là nhanh hay chậm.
  • Đường Zero là mốc để xác định điểm khởi đầu của xu hướng tăng/giảm

5. MCD là dòng tiền tạo lập.

MCD gồm 3 màu: xanh lá cây, vàng và đỏ. Màu xanh lá cây thể hiển dòng tiền bị kẹp (thua lỗ), cp thường chỉ tăng mạnh khi hết màu xanh lá cây. Màu vàng là dòng tiền đầu cơ lướt ngắn hạn. MÀU ĐỎ (Quan trọng) là dòng tiền của nhà tạo lập => CP có tỷ lệ MCD màu đỏ càng cao thì lực tăng càng mạnh => thường MCD tăng lên >25% là cho điểm mua tốt; và MCD đang trên cao mà sụt <50% thì cho điểm bán toàn bộ. Đặc biệt khi đường trung bình nằm bên trong cột màu đỏ thì vẫn còn tốt

6. Nến TE

Chỉ báo thuộc nhóm xu hướng dùng kết hợp để báo điểm mua bán ngắn hạn. TE màu xanh cho bán, TE màu đỏ cho mua. TE thủng đường màu tím cho bán toàn bộ, TE tăng vượt đường màu tím cho mua vào mạnh.

7. RSI :

Biểu đồ chỉ số RSI (Relative Strength Indicator) – Sức mạnh tương đối

Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:

Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).

Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).

Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.

Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.

8. Volume : là chỉ báo Khối lượng giao dịch chứng khoán, Khối lượng giao dịch (volume) là số lượng đơn vị cổ phiếu được giao dịch trong khoảng thời gian nhất định, thường sẽ mặc định là một ngày.

9. KDJ : lên vùng nóc thì báo quá mua => chốt lãi ngắn hạn; xuống vùng đáy thì báo quá bán => cơ hội mua ngắn hạn; nếu tăng lên tạo điểm cắt thì cho mua; nếu giảm xuống tạo điểm cắt thì cho bán

10. LSF có 4 trạng thái: Đỏ đặc, đỏ rỗng, xanh lơ đặc, xanh lơ rỗng. Màu đỏ là dòng tiền vào, màu xanh lơ là dòng tiền đi ra. Khi đang màu đỏ đặc mà xuất hiện cột đỏ rỗng thì: nếu các phiên sau vượt giá cao nhất của phiên đỏ rỗng đầu tiên thì cho mua (Gọi là mua LSF loại2) và nếu giảm hơn giá thấp nhất thì cho bán. Khi xuất hiện cột xanh lơ đặc đầu tiên thì: nếu các phiên sau vượt giá cao nhất của xanh lơ đặc đầu tiên thì cho mua (Gọi là mua LSF loại1) và nếu giảm hơn giá thấp nhất thì cho bán.

Bạn có thể tham gia vào nhóm cộng đồng đầu tư chứng khoán này để cùng trao đổi và học hỏi về chứng khoán nhé!

Bình luận