Định giá Cổ phiếu QTP – Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh

QTP – Thành lập vào năm 2002 với các cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Than – Khoáng Sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Cơ khí Xây Dựng (COMA), Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX) và Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA). Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, quản lý vận hành nhà máy nhiệt điện, sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. QTP hiện đang quản lý vận hành 04 tổ máy phát điện thuộc Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 1 và Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 2 với tổng công suất 1.200MW. Ngoài ra, Công ty còn tham gia bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng, sản xuất bê tông, vôi và thạch cao, và xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.

Mục lục

Cổ đông lớn

Cơ cấu cổ đông lớnTỷ lệ
Tổng công ty Phát điện 1 42.00%42%
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại16.35%
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước11.42%
Tổng công ty Điện lực TKV – Công ty Cổ phần 10.62%

Thông tin cơ bản ngành

Tốc độ tăng trưởng sản lượng điện khoảng 10%/ năm (quy hoạch điện VII điều chỉnh) đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống điện quốc gia là hơn 90.000MW, gấp đôi hiện nay. => Nhu cầu điện năng của Việt Nam thường tăng 1.8 – 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Sản lượng điện Sản xuất toàn hệ thống tháng 07/2021 đạt 23,95 tỷ kWh, tăng 3.7% so với cùng kỳ 2020. Lũy kế 7 tháng đạt 151.65 tỷ kWh, tăng 6.2% so với cùng kỳ. Trong đó tỷ lệ huy động một số nguồn chính như sau:

  • Thủy điện đạt 38.29 tỷ kWh, chiếm 25.3% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
  • Nhiệt điện than đạt 76.86 kWh, chiếm 50.7% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
  • Tua bin khí đạt 17.95 tỷ kWh, chiếm 11.8% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
  • Năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đặt 17.35 tỷ kWh, chiếm 11.4% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.
  • Nhiệt điện dầu huy động không đáng kể đạt 2 triệu kWh.
  • Điện Nhập khẩu đạt 722 triệu kWh, chiếm 0.5% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống.

Nhập khẩu điện nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng điện mùa khô và giải quyết mất cân đối giữa sản xuất tiêu thụ ở các vùng miền.

Sản lượng điện thương phẩm toàn EVN tháng 7/2021 ước đạt 20.55 tỷ kWh, tăng 5.27% so với tháng 7/2020. Lũy kế 7 tháng đạt 132.30 tỷ kWh, tăng 7.86% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng điện truyền tải tháng 7/2021 đặt 19.08 tỷ kWh.

Ngành điện là lĩnh vực năng lượng quan trọng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Hiện tại, EVN có vị thế độc quyền, do vậy sản lượng của các công ty hoạt động ở lĩnh vực này phụ thuộc vào hạn nghạch Qc (thường chiếm 90% sản lượng sản xuất) với mức giá thu mua Pc được cung cấp từ EVN.

Phần sản lượng còn lại sẽ được đấu giá và trúng giá Pm trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) trên khuôn khổ có giới hạn trần.

Chi phí sản xuất ngành điện than chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu (NVL) và chi phí khấu hao, trong đó chi phí than chiếm 90% chi phí NVL.

Luận điểm đầu tư

1. QTP đã thay đổi chính sách khấu hao vào cuối năm 2020, thời gian khấu hao bình quân tài sản cố định từ 10 năm tăng lên thành 15 năm, kéo theo chi phí khấu hao giảm 50% so với cùng kỳ các năm trước khấu hao mỗi năm khoảng 1900 tỷ, từ quý IV/2020 khấu hao giảm đi khoảng 750 tỷ, trực tiếp đóng góp vào phần tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của QTP dưới bảng sau

Kỳ9T 202120202019 2018
Biên lãi gộp9.0%14.7%12.6%13.3%
6.4%8.9%6.4%3.1%
Biên lợi nhuận gộp được cải thiện nhiều

Năm 2021 do ảnh hưởng covid và giá than đầu vào duy trì mức cao nên biên lãi gộp giảm mạnh. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2021 sẽ có cải thiện rõ ràng hơn.

2. Về tình hình tài chính, QTP có số dư nợ vay dài hạn ngày càng giảm, dự kiến đến giữa năm 2022 số dư nợ vay dài hạn có thể giảm về bằng 0. Mỗi năm QTP trả nợ vay khoảng 2000 tỷ nợ vay, tương ứng sẽ giảm được khoảng 100 – 140 tỷ lãi vay mỗi năm, dự kiến nửa cuối 2022 lãi vay về 0.

Chỉ tiêu202020192018201720162015
Vay và Thuê tài chính dài hạn2,413.63,751.45,641.87,616.19,286.511,111.6
Tăng/Giảm so với năm trước(1,337.8)(1,890.4)(1,974.3)(1,670.4)(1,825.1)
Vay và Thuê tài chính Ngắn hạn1,336.11,829.61,891.21,945.71,965.82,072.2
Tăng/Giảm so với năm trước(493.5)(61.6)(54.5)(20.1)(106.4)
Vay và Thuê tài chính3,749.75,581.07,533.09,561.811,252.313,183.8
Tăng/Giảm so với năm trước (1,831.3)(1,952.0)(2,028.8)(1.690.5)(1,931.5)
Chi phí lãi vay308.5430.7568.7668.9774.9894.3
Tăng/Giảm so với năm trước (122.2)(138.0)(100.2)(106.0)(119.4)
Chi phí khấu hao1,149.61,906.41,959.51,956.41,954.21,950.8
Tăng/Giảm so với năm trước 756.8(53.1)(3.1)(2.2)(3.4)
  • Giá than đang trong xu hướng giảm, hiện đã giảm hơn 30% (từ đầu tháng 10/2021). Trong khi giá than chiếm đến 90% CPSX điện => biên lãi gộp QTP sẽ tiếp tục được cải thiện trong quý IV/2021
  • Hiện tại QTP đang có công suất khoảng 1200MW, cho sản lượng thiết kế đạt 7.2kWh, doanh thu mang lại có thể đạt trên 10.000 tỷ đồng (năm 2019 doanh thu 10.126 tỷ đồng) =>Trường hợp giá than được duy trì ổn định như năm 2019 thì lãi ròng từ HĐSXKD của QTP có thể đạt 650 + 750 = 1400 tỷ, cộng thêm lãi vay giảm 300 – 400 tỷ thì LNST của QTP có thể đạt 1700 – 1800 tỷ đồng. (trong đó: 650 tỷ là LNST năm 2019 của QTP, 750 tỷ là khoản khấu hao được giảm)
  • Sản lượng điện thương phẩm quý 3/2021 tăng 34% svck, cải thiện biên lợi nhuận quý III, đồng thời dự báo khả quan cho tình hình kinh doanh của Q4/2021.
  • Cổ phiếu cô đặc, hơn 80% số cổ phiếu được tổ chức nắm giữ.

Rủi ro

  • Giá than tăng trở lại làm ảnh hưởng tới chi phí đầu vào của ngành điện,
  • Giá bán điện Pc cho EVN trong năm 2021 giảm 6% so với 2020
  • Cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành và doanh nghiệp năng lượng tái tạo.

Tín hiệu Chart Homily Tuần QTP

Tín hiệu Chart Homily ngày QTP

Theo quan điểm của nhóm

QTP được hưởng lợi từ tâm lý thị trường khi giá điện và năng lượng nói chung tiếp tục tăng/đặc biệt là sau khi dịch được kiểm soát. Nhưng giá than thế giới tăng mạnh/ trong khi đó QTP phụ thuộc nhiều vào giá than. Tuy vậy, giá than hiện tại trong nước vẫn bị khống chế giá bán, nhưng đồng thời, giá điện cũng là loại giá bắt buộc phải bình ổn.

Về cơ bản thì giá điện kg thể kì vọng tăng mạnh. Về mặt kqkd, Q3 hiện tại QTP báo lãi thấp hơn hai quý liền kề Q1,2/2021, nhưng lũy kế 9 tháng vẫn đạt 125% LNST/kế hoạch cả năm ( rất tốt).

QTP có giá mục tiêu 2021 ở mức 19.500 đồng dựa trên các luận điểm chính:

  • QTP cho thấy biên LN tăng lên nhờ chi phí khấu hao và chi phí tài chính giảm xuống;
  • QTP duy trì chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn, đặc biệt trong những năm tới khi lợi nhuận tăng;
  • Nhu cầu điện dự báo sẽ tăng mạnh trở lại từ 2022 khi dịch Covid được kiểm soát/trong khi TQ đang gặp khủng hoảng về điện, mở ra nguồn cung mới khi tình hình TQ chưa sớm được kiểm soát.
  • Vùng giá kn tham gia quanh 15 -15.6, Tiền chưa vào, nên mua sớm lợi giá vốn, nhưng thiệt về thời gian nắm giữ.
Cổ phiếuTrạng tháiGiá muaMục tiêuCutloss
QTPMua15 – 17.5 30 – 30.x7%

Chú ý:

Nhà đầu tư chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư nếu có và chỉ xem định giá này là một nguồn tham khảo thêm.

Tham gia thảo luận trên nhóm tại đây: https://zalo.me/g/erfosz088

Cập nhật ngày 26/12/2021

Bình luận