Định giá cổ phiếu KBC – CTCP Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc

Mục lục

Kết Quả Kinh Doanh Quý III/2021

Dù doanh thu quý III của Kinh Bắc (KBC) đạt 325 tỷ đồng tăng 60,6% so với cùng kỳ năm trước nhưng doanh nghiệp vẫn chịu lỗ sau thuế gần 60 tỷ đồng. Nguyên nhân một phần do chi phí tài chính quý này của KBC tăng đột biến, cao hơn 100 tỷ so với cùng kỳ năm trước, lên tới 178 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng KBC lãi sau thuế 733 tỷ, gấp hơn 7 lần cùng kỳ năm trước nhưng chỉ hoàn thành 36,65% kế hoạch năm. Lãi ròng cổ đông công ty mẹ âm 68 tỷ đồng trong quý 3, luỹ kế 9 tháng đạt 572 tỷ đồng, gấp 19 lần cùng kỳ năm trước.

Triển Vọng Đầu Tư

Bùng phát sớm tại phía bắc, Covid-19 tác động đến KBC ngay trong Q2/2021 Sau kết quả kinh doanh ấn tượng trong Q1/2021, kết quả kinh doanh quý 2 của KBC đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh so với quý trước.

Dù kinh doanh không khả quan trong Q2 nhưng dòng tiền KBC đã ghi nhận nguồn thu lớn từ hoạt động tài chính. Công ty đã phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 10.5%/năm giúp tăng lượng tiền cuối quý lên 2.183 tỷ đồng, củng cố thanh khoản của doanh nghiệp.

Giảm dự báo lợi nhuận nhưng triển vọng tăng trưởng vẫn tích KĐT Tràng Cát tại Hải Phòng. Kỳ vọng dự án sẽ bắt đầu mở bán vào năm 2022-2023, mở bán mạnh hơn vào các năm sau đó với giá bán cao hơn khi đã hoàn thiện hạ tầng đi kèm. Mặc dù vậy, theo dự báo mới cho giai đoạn 2020-2023, lợi nhuận thuần vẫn tăng trưởng với tốc độ CAGR rất ấn tượng là 109%

Nền tảng căn bản dài hạn vẫn vững chắc

Đợt bùng phát dịch COVID-19 mới tại Việt Nam làm dấy lên những lo ngại của NĐT về hoạt động kinh doanh của KBC. Tuy nhiên, tác động tiêu cực của dịch bệnh không lớn. Điều này là nhờ dịch bệnh được khống chế nhanh chóng tại các địa phương có dự án chính của KBC cộng với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Triển vọng trung dài hạn vẫn tích cực, nhờ nhu cầu cao đối với đất KCN, đại dự án KĐT đầu tiên dự kiến sẽ được khởi công (dự án Tràng Cát tại Hải Phòng) và tình hình tài chính cải thiện sau khi phát hành riêng lẻ. Việc mở rộng quỹ đất có thể làm tăng định giá cho KBC so với định giá hiện tại của chúng tôi.

Triển vọng phát triển

“Hấp lực” từ các hiệp định thương mại tự do mới Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung tạo ra “cú hích” quan trọng để dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam. Đặc biệt, việc Việt Nam liên tục ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng như EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU), CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương)

Chính sách đầu tư công từ chính phủ  Theo kế hoạch giải ngân 2021 – 2025, quy mô giải ngân đầu tư công sẽ tăng thêm 40% so với con số thực hiện của giai đoạn trước. Quy mô tăng sẽ tạo lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước trong khu vực. Chính phủ đang có các động thái để thúc đẩy đầu tư công. Theo quy hoạch phát triển đất giai đoạn 2021 – 2030 Diện tích đất KCN đến năm 2030 sẽ tăng lên 115 nghìn ha so với năm 2020 với 558 KCN, trong đó ưu tiên mở rộng các KCN đã đạt tỷ lệ lấp đầy trên 60%. Nhờ vậy, nguồn cung KCN được dự báo tiếp tục tăng trong dài hạn tại các vùng ven trung tâm như Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An.

Góc độ kỹ thuật và Định giá cổ phiếu

MÃ CPGIÁ MUAMỤC TIÊUCUTLOSS
KBC45-4758-607%

Chú ý:

Nhà đầu tư chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư nếu có và chỉ xem định giá này là một nguồn tham khảo thêm.

Tham gia thảo luận trên nhóm tại đây: https://zalo.me/g/erfosz088

Nguồn Mirae asset

Cập nhật ngày 08/11/2021

Bình luận