Nếu bạn từng là Trader chắc hẳn bạn đã dính vài lần, thập chí nhiều lần.
Vậy Bẫy Bull Trap trong chứng khoán là gì?
Mục lục
Bẫy Bull Trap là gì? Bẫy tăng giá là gì?
Là tín hiệu đảo chiều tăng giả trong một thị trường đang đi xuống. Tín hiệu này thường xuất hiện tại các ngưỡng kháng cự, khi giá bắt đầu phá vỡ mức cản này, các trader vui mừng khi cho rằng sẽ đón đầu được xu hướng mới và nhanh chóng vào lệnh Buy với kỳ vọng giá đảo chiều tăng. Nhưng ngay sau đó, giá quay đầu và tiếp tục xu hướng giảm, stop loss bị quét sạch, các trader không đặt stop loss sẽ bị cháy tài khoản một cách rất dễ dàng.
Vì thế Bull Trap, là cái bẫy tăng giá khá nguy hiểm đối với túi tiền nhà đầu tư.
Các bước tạo nên một Bull Trap (Bẫy tăng giá)?
Cơ bản Bull Trap sẽ có 5 giai đoạn, tuy nhiên áp dụng vào thực chiến, thì các giai đoạn này có thể thay đổi, do đó Trader cần linh hoạt.
Bull trap thường xuất hiện ở các ngưỡng kháng cự hoặc điểm kháng cự. (Điểm Pivot, Đường Trung Bình Động, đường kháng cự ngang… hoặc chính Price Action (Hành động giá) cũng thay đổi đặc điểm của bẫy tăng giá.
Tuy nhiên bản chất gồm 5 giai đoạn:
- Khi giá tăng lên và đạt ngưỡng kháng cự, thì 2 trường hợp xảy ra: quay đầu giảm tiếp (không có bẫy tăng giá), hoặc sẽ phá kháng cự và đi lên một chút.
- Một số Trader nghĩ là break out, cổ phiếu đã đột phá và thi nhau nhảy vào đặt lên “ăn hàng”, thường mua bằng mọi giá (lệnh thị trường).
- Lệnh Giới Hạn (LO) được tung ra lấp đầy, do đó làm giảm đà tăng, cổ phiếu ngừng tăng cao.
- Tiếp tục, vì đây là giai đoạn giằng co, nên khi giá xuống, một số trader sẽ hoảng loạn, và đóng vị thế mua của mình
- Giá tiếp tục đi xuống đến mức giá cắt lỗ của trader, và họ sẽ bán cổ phiếu ra và giá sẽ thấp hơn. Từ đó, Bull Trap xuất hiện
Khi Bull Trap xuất hiện, có thể xem là cuộc khởi nghĩa thất bại, và Bên bán vẫn làm chủ tình hình!
Lưu ý:
Nhiều trader nghĩ rằng bẫy Tăng giá dễ dàng được phát hiện, nhưng tất cả là lỗi nhận thức muộn, khi Bull Trap đã hình thành.
Mỗi thị trường, mỗi đất nước sẽ có những khác biệt nhất định trong Bull Trap (Chứng khoán, forex hay tiền số…)
Bẫy tăng giá cũng phụ thuộc vào năng lực chủ quan, và khung thời gian bạn đánh giá.
Cách phòng tránh và giảm lỗ khi gặp Bull Trap (Bẫy tăng giá)
Chúng ta không thể 100% tránh được Bull Trap. Để tồn tại và phát triển trên con đường đầu tư chứng khoán, thì chúng ta phải biết phòng ngừa rủi ro trước, đừng để mất bò mới lo làm chuồng.
Có 2 cách tư duy chính để phòng tránh Bull Trap, và giảm thiệt hại khi dính Bull Trap.
Cách 1: Phòng Bull Trap – Cách để giảm thiểu tần suất gặp Bẫy tăng giá
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, tuy nhiên đa số trader suy nghĩ cứ thử đi, đến đâu hay đến đó. Điều đó khiến hơn 90% không thể tồn tại, thua lỗ và cháy tài khoản. Do đó, cách duy nhất và khả thi nhất chính là tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.
1. Trang bị kiến thức tốt về phân tích kỹ thuật
Bull Trap chỉ là 1 dạng bẫy trong đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, forex hay tiền số… Để giúp trader tránh các bẫy không chỉ là Bull Trap, mà nhiều bẫy khác, Bạn cần trang bị cho mình kiến thức phân tích kỹ thuật tốt.
Nếu không có kiến thức thì giống như ra đại dương mà không có la bàn
2. Hiểu biết về tâm lý thị trường và tâm lý bản thân
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – Mỗi lần dính Bull Trap là mỗi lần “cắt tiết” thua lỗ. Một trong những lý do khiến trader bị thua lỗ nữa là không hiểu diễn biến đúng tâm lý thị trường, càng không làm chủ được sự tham lam và sợ hãi của bản thân.
Bạn tham khi số đông tham, bạn sợ hãi khi số đông sợ hãi. Bạn bị động và bị cuốn vào lối chơi của Thị Trường, không làm chủ bản thân nên dính vào Bull Trap.
3. Trang bị cả kiến thức chung, kiến thức cơ bản và thực hành với nó.
Một trong 3 giả định của phân tích kỹ thuật là: “Giá phản ánh tất cả”, và chỉ cần xác định cung cầu là được rồi; chỉ cần Cung tăng Cầu giảm thì giá sẽ giảm, Ngược lại, Cung Giảm & Cầu tăng thì giá sẽ tăng. Nhưng liệu có đúng 100%?
Tuy nhiên, nếu bạn không trang bị cho bạn kiến thức chung: – Những yếu tố nào khiến giá cổ phiếu tăng? Những rủi ro tiềm ẩn mà trader phải đối mặt?…
Ví dụ: Thanh khoản, vốn hóa thị trường, tỷ lệ đòn bẩy tối ưu, các chỉ số định giá cổ phiếu
Hãy tưởng tượng, 2 cổ phiếu có mô hình phân tích kỹ thuật giống nhau, Cổ phiếu A có giá trên thị trường thấp hơn giá trị thực (Cổ phiếu A giá hời) & Cổ phiếu B có giá cao hơn giá trị thực (Cổ phiếu B giá đắt). Bạn chọn mua cổ phiếu nào để khả năng tăng giá cao và tránh Bull Trap?
Cách 2 – Hạn chế thiệt hại khi gặp Bull Trap
Như mình đã chia sẻ, chúng ta không thể thoát khỏi Bull Trap 100%. Ngoài việc hạn chế tần suất gặp Bull Trap, thì ta cũng nên tuôn thủ nguyên tắc đầu tư đã đặt ra.
- Nghiên cứu về khối lượng giao dịch hoặc chỉ báo OBV (chỉ báo khối lượng cần bằng), bởi giúp bạn tăng tỷ lệ thắng cao.
- Không đặt stop loss cho lệnh giao dịch. Tất cả các trader chuyên nghiệp, các chuyên gia tài chính đều đặt stop loss và xem đó như là một công cụ không thể thiếu khi vào lệnh, vậy thì một trader mới, thiếu kinh nghiệm lấy lý do gì để không đặt stop loss? => nên đặt điểm cắt lỗ cụ thể rõ ràng, không nên để một vụ trader lỗ quá 10%/vụ.
- Cách đi tiền và quản trị danh mục hơn lý: Không nên All In One (Tất cả vào 1 lần duy nhất) vì tăng độ rủi ro.
- Không nên đặt tỷ lệ đòn bẩy quá cao, rủi ro cháy tài khoản.
- Một mô hình đột phá (break out) cần là một mô hình nến mạnh.
Hãy nâng cao kiến thức và luyện tập thật nhiều để hạn chế rủi ro nhiều nhất có thể từ những “cái bẫy” của thị trường.
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn, chúc bạn là nhà đầu tư thông minh!
Mr Trần
- Edit
Hay quá, xin cảm ơn
Rất hữu ích
Mr Trần
- Edit
Hay quá, xin cảm ơn
Rất hữu ích đối với người mới tham gia thị trường
Mr Trần
- Edit
Thật tuyệt với, xin cảm ơn
Rất hữu ích đối với người mới tham gia thị trường
—–