Danh xưng người giàu nhất sàn chứng khoán có sức hấp dẫn tột cùng đối với bất cứ doanh nhân nào và cũng là gánh nặng ngàn cân khi tiếp nhận nó. Vương miện vinh quang luôn đi kèm sức tàn phá khủng khiếp cho những ai sở hữu, tựa như chiếc găng tay vô cực với uy quyền tuyệt đối nhưng vô cùng độc hại.
Duy nhất tỉ phú Phạm Nhật Vượng bước lên đỉnh vinh quang vẫn có thể duy trì vương quyền. Còn những doanh nhân khác, sau khi bước lên ngai vàng dần trôi vào quên lãng, đặc biệt là bầu Đức của Hoàng Anh Gia Lai. Một nhân vật khác may mắn hơn đã thoát được kiếp nạn, từng bước tìm lại cảm giác kinh doanh để một lúc nào đó trong vài năm tới có thể chạm tới khái niệm tỉ phú đô la.
Con người may mắn được nhắc đến là ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch Kinh Bắc City (KBC), người giàu nhất trên sàn chứng khoán năm 2007. Ông Tâm tận hưởng vinh quang chiến thắng được vài năm rồi từng bước lún sâu vào vũng lầy. Doanh nghiệp cạn kiệt tiền mặt khi ngồi trên đống nợ, kinh doanh trì trệ vì khủng hoảng kinh tế… tình trạng màn trời chiếu đất không hơn không kém.
Nhưng ai trụ được tới cuối trận chiến sẽ là người chiến thắng. Sau cơn mưa sẽ là bình minh, thị trường bất động sản khởi sắc, các dự án trọng điểm dần gỡ được nút thắt, những gì tươi đẹp nhất đang chờ đợi KBC của ông Tâm.
Khởi điểm kinh doanh của KBC là bất động sản khu công nghiệp và lấn sân sang dự án nhà ở. Thời kỳ hoàng kim năm 2010, lợi nhuận của KBC vượt con số ngàn tỉ với nhiều đại dự án tiềm năng đang khởi động. Nhưng đó là tất cả những gì KBC làm được, nền kinh tế Việt Nam rơi vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, thị trường bất động sản đóng băng, nhu cầu thuê khu công nghiệp bị chững lại và từ đó mở ra mùa đông băng giá cho KBC.
Hoạt động kinh doanh của KBC chững lại, đa số các dự án tiềm năng bị đình đốn trong khi núi nợ phía trước đi cùng là áp lực lãi vay vô cùng lớn. Điều gì đến cũng phải đến, năm 2012 khoản lỗ của KBC lên tới gần 500 tỉ và theo đó là giông bão mịt mù phía trước để thử thách thuyền trưởng Đặng Thành Tâm.
Tròn một nhiệm kỳ tổng thống (2011-2014), ông Tâm bạc tóc tìm hướng ra cho KBC, chạy vạy đủ nơi, tìm mọi cách để tránh rơi vào địa ngục đã từng chôn vùi không biết bao nhiêu doanh nghiệp địa ốc. Năm 2014, ông Tâm đã dùng tới tuyết chiêu cuối là nghiệp vụ hoán đổi nợ thành cổ phần, ép chủ nợ thành cổ đông nhằm kéo dài sự sống chờ ngày trở lại cuộc chơi.
Nói một cách dễ hiểu, khoản nợ chuyển thành vốn sẽ giảm lãi vay, bớt áp lực lên kinh doanh, giúp KBC dễ thở để vượt qua những ngày băng giá. Tất nhiên đã là tuyệt chiêu cuối thì một xanh cỏ hai đỏ ngực. May mắn cho KBC và ông Tâm, đối diện cửa tử vẫn còn cửa sinh, qua cơn bĩ cực tới thời thái lai.
Trải qua thập niên khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng, từng bước trở thành ngôi sao trong khu vực. Lĩnh vực hưởng lợi rất lớn chính là bất động sản khu công nghiệp với nhu cầu mãnh liệt đến từ dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Và tất nhiên, KBC là ông lớn trong ngành bỗng chốc toả sáng rực rỡ sau bao thời gian tăm tối.
Lợi nhuận riêng từ mảng cho thuê khu công nghiệp cũng mang về ít nhất 2.000 tỉ mỗi năm cho KBC. Còn về tổng thể, lợi nhuận của KBC sẽ vượt 5.000 tỉ mỗi năm trong thập niên tới, một con số đáng mơ ước sẽ đưa KBC vào nhóm ba doanh nghiệp bất động sản lớn nhất trên sàn, chỉ thua Vingroup và Novaland. Gã khổng lồ KBC đang dần thức giấc để chinh phục những tầm cao mới.
Mảng bất động sản khu công nghiệp của KBC được định giá ~ 17.000 tỉ. Trong đó, KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh với 200ha đất thương phẩm có giá trị hơn 3.000 tỉ. Cùng với đó là dự án trọng điểm, KCN Tràng Duệ 3 trị giá 10.000 tỉ. Ngoài ra, những dự án lớn đang làm thủ tục cấp phép tại Hải Dương, Long An… được xem là sự kế thừa thương hiệu KBC và tạo nền tảng cho sự phát triển dài hạn.
Nhưng KBC đã vượt ra khỏi ranh giới bất động sản khu công nghiệp và từng bước tiến đến vị thế ông lớn trong ngành bất động sản nhà ở với nhiều dự án tiềm năng. Quỹ đất của KBC được định giá hơn 50.000 tỉ, và đây là tiền tươi thóc thật, dễ dàng bán ra thị trường mà ít gặp trở ngại đáng kể nào.
Tài sản vô giá, chiếc vương miện của KBC chính là ngôi sao mang tên KĐT Tràng Cát với 250ha đất thương phẩm tại Hải Phòng. Với giá đất trong khu vực là 15 triệu mỗi m vuông thì Tràng Cát có giá trị lên tới gần 40.000 tỉ.
Tóm lại, nếu nhẩm tính hai mảng kinh doanh của KBC sẽ ra con số gần 70.000 tỉ, trừ đi các khoản vay và nghĩa vụ nợ 10.000 tỉ thì giá trị cuối cùng của KBC xứng đáng với mức 60.000 tỉ. Trong khi vốn hoá của KBC lúc này chỉ là 30.000 tỉ, nghĩa là thị trường đang định giá KBC chỉ bằng một nửa giá trị thực.
Nói một cách dễ hiểu, đứng trên góc độ định giá thì cổ phiếu KBC sẽ đạt tới 100 so với con số 55 hiện nay mà thị trường đang.
Cũng xin lưu ý, thị trường định giá KBC rất thấp chỉ quanh 55 là có lý do của nó. Nếu các dự án của KBC chậm tiến độ, kế hoạch bán ra không như ý… thì tiềm năng vẫn mãi chỉ là tiềm năng. Trong hai năm gần đây KBC đều không hoàn thành kế hoạch kinh doanh vì lý do này kia ít nhiều tạo ra tâm lý không chắc chắn cho các dự báo về tương lai.
Về mặt kỹ thuật, trong vài tuần tới, thậm chí vài tháng tới cổ phiếu KBC sẽ giao động quanh vùng 55 hiện nay, khả năng đột phá vượt 60 là không dễ.
Kết luận đầu tư: cổ phiếu KBC rất tốt cho đầu tư dài hạn.
Nhóm chia sẻ phân tích của anh em bạn bè phân tích cổ phiếu, để cả nhà có thêm góc nhìn.
Mr Trần
- Edit
Nhóm BĐS CN
Vẫn ghi nhận đà hồi phục tốt của KBC, SZC và yếu hơn là GEX.
Nhưng sức hút dòng tiền thì đứng đầu vẫn là SZC, tiếp là GEX,, sau cùng là KBC.
Cả nhà đọc bài viết về KBC để có thêm thông tin ạ.
Nói chung, đoạn này mua gì cũng phải cẩn trọng & rất dễ kẹt hàng, nên tuyệt đối kg nên fomo nhé ace.d
Mr Trần
- Edit
Nhóm BĐS CN
Chúng tôi quan sát vẫn ghi nhận đà hồi phục tốt của KBC, SZC và yếu hơn là GEX.
Nhưng sức hút dòng tiền thì đứng đầu vẫn là SZC, tiếp là GEX,, sau cùng là KBC.
Cả nhà đọc bài viết về KBC để có thêm thông tin ạ.
Nói chung, đoạn này mua gì cũng phải cẩn trọng & rất dễ kẹt hàng, nên tuyệt đối kg nên fomo nhé ace.d