Hướng dẫn cách trade T0, T1, T2, T+ hiệu quả

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông số mà người ta gọi là T1 hay T +1, T2 hay T +2 hay T3 hoặc T+3 trong chứng khoán thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn thông qua dữ liệu dưới đây. Đối với người mới đầu tư cần hiểu rõ về các thuật ngữ này bởi nó liên quan đến hoạt động mua và thanh toán.

Qua đây bạn hiểu được mua chứng khoán bao lâu được bán? mua chứng khoán bao lâu mới về tài khoản?

Mục lục

Giao dịch chứng khoán T0, T1, T2, T+ là gì?

MUA/BÁNMUABÁN
Ngày Thứ 0 (T0)Mua Cổ phiếu và bị trừ tiền trong tài khoản. Được hưởng các loại quyền nếu ngày T0 trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
=>Cổ phiếu chưa về tài khoản, không thể bán cổ phiếu
Bán cổ phiếu và trừ cổ phiếu trong tài khoản.
Được hưởng các loại quyền nếu ngày bán T0 là ngày giao dịch không hưởng quyền.
Chưa thu được tiền (các công ty sẽ cho vay ứng trước nếu nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản margin)
Ngày Thứ 1 (T1)Cổ phiếu chưa về tài khoản
=>Cổ phiếu chưa về tài khoản, không thể bán cổ phiếu
Chưa thu được tiền (các công ty sẽ cho vay ứng trước nếu nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản margin)
Ngày Thứ 2 (T2)Cổ phiếu sẽ về tài khoản vào cuối buổi giao dịch khi kết thúc phiên giao dịch.
=>Cổ phiếu chưa về tài khoản, không thể bán cổ phiếu
Tiền về tài khoản vào buổi sáng, trước phiên giao dịch
Ngày Thứ 3 (T3)Cổ phiếu đã về tài khoản và được bán ra
=> Cổ phiếu về tài khoản và được bán Cổ phiếu
Tiền đã về tài khoản từ ngày T2

Chú ý: Số 1, 2 hoặc 3 biểu thị bao nhiêu ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.

Ví dụ:

  • T+ 1: Nếu ngày giao dịch diễn ra vào ngày thứ Hai thì để thanh toán mọi người phải chờ đến ngày thứ 3.
  • T+ 2: Nếu ngày giao dịch diễn ra vào ngày thứ Hai thì để thanh toán mọi người phải chờ đến ngày Thứ Tư.
  • T+ 3: Trường hợp ngày giao dịch là ngày thứ 6 thì phải đến ngày thứ 4 tuần sau đó bạn mới thực hiện thanh toán được

Giao dịch chứng khoán T0 là gì?

Giao dịch T0 hay là giao dịch chứng khoán T + 0 là hình thức giao dịch chứng khoán ngay trong ngày. Có nghĩa là bạn được quyền mua và bán chứng khoán ngay trong cùng ngày giao dịch khác với quy định về T+2 như trước đây.

Theo quy định hiện hành, thời gian giao dịch và thanh toán của cổ phiếu trên thị trường là T+2, tức là khi mua cổ phiếu thì 2 ngày sau nhà đầu tư mới có thể bán cổ phiếu đó.

Quy định về giao dịch chứng khoán T0 ở Việt Nam như thế nào?

Khuôn khổ pháp lý TTCK Việt Nam đã có quy định về giao dịch trong ngày (T+0) quy định tại Thông tư 203/2015/TT-BTC. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 120/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2021 và thay thế Thông tư số 203/2015/TT-BTC.

(*) Theo quy định cũ

Thời gian giao dịch và thanh toán của cổ phiếu trên thị trường là T+2, tức là khi mua cổ phiếu thì 2 ngày sau nhà đầu tư mới được bán cổ phiếu đó.

(*) Theo quy định mới

Thông tư 120/2020 cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0)

Tuy nhiên, để được giao dịch T0 bạn phải đủ điều kiện sau:

  1. Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.
  2. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
  3. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán.

=> Một mớ quy định này bạn nên tham khảo môi giới của bạn nhé hoặc tham gia nhóm https://zalo.me/g/erfosz088 để được hỗ trợ giải đáp trước khi tham gia T0.

Các nguyên tắc và cách thực hiện trade T0 trong chứng khoán

  • Chọn cổ phiếu và định giá cổ phiếu: Chỉ thực hiện trade T0 trên cổ phiếu chiến lược (cổ phiếu xác định nắm trung và dài hạn, có nền tảng FA tốt, thị giá đang thấp hơn định giá nhiều). => Mục đích: nếu trade T+ sai thì có thể chấp nhận bị kẹp hàng trong ngắn hạn cho đến khi có lãi.
  • Duy trì tỷ trọng cổ phiếu và sức mua: Tài khoản phải luôn có cổ phiếu ở trạng thái sẵn sàng bán khi trong phiên có giá cao; Đồng thời tài khoản phải luôn duy trì sức mua để có thể mua vào khi trong phiên có giá thấp.
    Khuyến nghị thực hiện trade T0 trên tài khoản margin vì linh động được dòng tiền (các Công ty Chứng khoán sẽ tự động cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán nếu nhà đầu tư giao dịch trên tài khoản margin)
    Lưu ý: Bạn không dùng margin thì sức mua = tiền còn lại; nếu bạn có dùng margin thì sức mua = Tiền còn lại + Tiền vay margin.
  • Số lượng cổ phiếu trade T0 tốt nhất bằng 10% số lượng cổ phiếu đang có => Mục đích: hạn chế rủi ro bị kẹp T+ khi xu hướng giá thay đổi đột ngột; Trade 10% số lượng cổ phiếu đang có trong 1 phiên thì trong 3 phiên (T0/T1/T2) sẽ tối đa bị kẹp T+ khoảng 30% số lượng cổ phiếu, bằng đúng số lượng cổ phiếu nắm trung & dài hạn.
  • Xác định trend giá trung & dài hạn của cổ phiếu (xem chart tuần, tháng hoặc các chỉ báo trung & dài hạn):
Tần suất thực hiệnĐiểm muaTỷ trọng Mua và Bán
Tăng (Uptrend)Tăng cường T0 để kiếm thêm lợi nhuận.Mua giá đỏ/vàng/xanh nhẹ =>Bán ra khi đạt mục tiêu lợi nhuận
Nếu T0 bị lỗ có thế kiên nhẫn cho kẹp và chờ vài phiên sau sẽ có lãi để bán ra vì xu hướng tăng có thể sẽ tiếp diễn.
=>Có thể căn cứ theo chart 15phút; 30phút; 1giờ; 2giờ để mua ở Hỗ trợ và bán ra ở kháng cự
Mua > Bán để tích lũy thêm cổ phiếu trong xu hướng tăng.
Đi ngang (Sideway)Có thể T0 ở mức độ vừa phải.Mua ở các nhịp giảm sâu >3% và bán ở nhịp hồi trong phiên; Hoặc bán khi cp tăng sốc >3% và mua lại ngay ở nhịp hạ trong phiên; Hoặc canh mua ở hỗ trợ MA5, MA10, MA20 và bán ra ở nhịp hồi (cổ phiếu chạm hỗ trợ thường hồi lên)
Nếu T0 bị lỗ có thể kiên nhẫn cho kẹp và chờ vài phiên sau huề vốn hoặc lãi thì bán.
=>Có thể căn cứ theo chart 15phút; 30phút; 1giờ; 2giờ để mua ở Hỗ trợ và bán ra ở kháng cự
Mua = Bán để duy trì tỷ trọng cổ phiếu
Giảm (Downtrend)Không nên T0 ở đầu giai đoạn downtrendChỉ T0 khi cổ phiếu chạm hỗ trợ mạnh trung hạn (MA50; MA100), hoặc khi cổ phiếu đã giảm >15% từ đỉnh gần nhất
Nếu T0 bị lỗ thì tốt nhất nên bán cắt lỗ ngay trong phiên luôn vì xu hướng giảm có thể tiếp diễn.
=>Có thể căn cứ theo chart 15phút; 30phút; 1giờ; 2giờ để mua ở Hỗ trợ và bán ra ở kháng cự
Bán > Mua để vừa T0 vừa hạ tỷ trọng cổ phiếu trong xu hướng giảm

Lợi ích của giao dịch chứng khoán T0

Tăng thêm lợi nhuận nhờ biến động giá ngắn hạn; Thỏa mãn cơn nghiện giao dịch mà ít rủi ro hơn do thực hiện đầu cơ trên chính cổ phiếu mình đầu tư (là cổ phiếu mình hiểu rất rõ) thay vì mua mới cổ phiếu lạ.

Giao dịch chứng khoán trong ngày (T0) có lợi cho nhà đầu tư hơn so với luật về T + 2:

  • Giúp cho nhà đầu tư có thể bán hoặc mua chứng khoán kịp thời với giá mong muốn, bởi giá chứng khoán sau mỗi phiên giao dịch đều có sự biến động tăng giảm
  • Giúp cho việc đầu tư lướt sóng chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn
  • Tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán
  • T+0  giúp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư tham gia khiến vòng quay giao dịch tăng lên nhiều lần và thanh khoản sẽ tăng mạnh

Như vậy có lợi nhất vẫn là công ty chứng khoán mà thôi thông qua các chi phí dịch vụ, lãi margin.

Rủi ro của giao dịch chứng khoán T0

Bị kẹp hàng T+ nếu cổ phiếu đảo chiều giảm sốc; Tốn nhiều thuế & phí nên phải đảm bảo lãi chênh lệch mua
bán tối thiểu từ 1% trở lên thì mới thực hiện (Thông thường phí mua 0.15%; phí bán 0.15%; thuế 0.1% =>
Tổng 0.4%. Một số Công ty chứng khoán tính phí giao dịch rất cao >0.3% thì tổng phí là 0.7% => giao dịch T0 càng tốn phí).

Ai nên giao dịch chứng khoán T + 0

Không phải ai cũng áp dụng giao dịch chứng khoán T0 trong đầu tư mà chỉ nên áp dụng cho chiến lược và có sự tính toán kỹ trước khi thực hiện. T0 thực chất là tạo điều kiện để bán khống chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn mà thôi.

Nếu như bạn muốn giao dịch chứng khoán T0 thì chỉ áp dụng khi:

  • Đầu tư chứng khoán lướt sóng: Áp dụng cho những nhà đầu tư cổ phiếu lướt sóng, mua vào bán ra theo giá biến động mạnh thị trường.
  • T0 được áp dụng khi thị trường giá cổ phiếu biến động mạnh hoặc có thông tin nào đó chắc chắn là giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian tới.
  • Đối với cá nhân đầu tư đang cần tiền gấp từ việc bán chứng khoán.
  • Đây cũng là kênh chuyển tiền kiều hối hiệu quả cho người thân.
  • T0 giúp bạn trung bình giá tốt hơn để tăng lợi nhuận trong đầu tư.

Chú ý quan trọng!

Có thể T0 trên chính danh mục cổ phiếu hiện có của bạn. Nghĩa là Bạn mua bán T0 trên cổ phiếu bạn đã có

Cũng khá mạo hiểm dễ bị kẹp hàng, khuyến nghị bạn chỉ thực hiện khi bạn am hiểu về cổ phiếu bạn đang giữ, cổ phiếu đó có thể đầu tư dài hạn được.

Ví dụ: Bạn mua 1000 cổ phiếu HSG(Hoa sen) với giá 40.000 vnđ 3 ngày sau, không may cổ phiếu đó giảm xuống còn 38.000 vnđ (tất nhiên dự đoán chỉ là phiên chỉnh mạnh và vẫn trong xu hướng tăng) bạn nên mua thêm 500 cổ phiếu nữa (tùy theo sức mua) và chờ thị trường hồi trong phiên (>1 % mới có lãi – hoặc chênh 5-6 line -> mua 38 bán 38.6), sau đó bán luôn 500 cổ phiếu đó để trả lại sức mua cho tài khoản. => Từ đó giúp bạn trung bình giá tốt hơn, tăng thêm lợi nhuận từ giao dịch T0.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích trong việc đầu tư của bạn!

Bạn có thể tham gia vào nhóm cộng đồng đầu tư chứng khoán này để cùng trao đổi và học hỏi về chứng khoán nhé!

Bình luận