Một số các thuật ngữ, khái niệm thông dụng hữu ích cho các cá nhân và doanh nghiệp làm việc trong ngành tài chính.
1. Lũng đoạn thị trường: Là hoạt động có chủ đích nhằm tác động đến sự vận hành tự do và công bằng của thị trường, tạo ra các hiệu ứng giả tạo liên quan đến giá cả của thị trường chứng khoán, hàng hóa hoặc tiền tệ.
2. Đầu cơ: Là hành vi của chủ thể, tận dụng cơ hội của thị trường đi xuống để “tích lũy” sản phẩm, hàng hóa và thu lợi sau khi thị trường ổn định trở lại. Chủ yếu là trong ngắn hạn và thu lợi nhờ chênh lệch về giá => Nhà đầu cơ mua vào với số lượng lớn, cực lớn với mục đích tạo sự khan hiếm, đẩy giá lên cao hơn nhiều lần so với giá lúc bình thường rồi bán.
3. Đô la hóa: Là tình trạng mà tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm trên 30% trong tổng khối tiền tệ mở rộng bao gồm tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ngoại tệ.
4. Bán khống: Trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự sụt giảm giá của một loại chứng khoán như cổ phần hay trái phiếu. Phần lớn các nhà đầu tư theo lâu dài một khoản đầu tư, hy vọng rằng giá của loại chứng khoán đó sẽ lên. Để thu lợi từ việc giá cổ phiếu đi xuống, người bán khống có thể mượn một chứng khoán và bán nó đi, mong muốn rằng nó sẽ giảm giá trong tương lai để người bán khống có thể mua nó lại với mức giá thấp hơn và hưởng chênh lệch giá.
5. Chính sách tiền tệ: Là quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng Trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối và nhiều vấn đề khác.
6. Chính sách tài khoá: Là những quyết định của Chính phủ đối với việc thay đổi chi tiêu chi phủ và khoản thu thuế để điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm mục tiêu ổn định hoá nền kinh tế.
7. Cán cân thương mại: Là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).
8. Nợ công: Là tổng giá trị các khoản tiền mà Chính phủ thuộc mọi cấp từ Trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách nên nói cách khác, nợ Chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó.
9. Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là “bong bóng đầu cơ”, “bong bóng thị trường”, “bong bóng tài chính” hay “speculative mania”) là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững.
10. Inflation – Lạm phát: Tăng giá hàng hóa và dịch vụ. Nói chung, giả định về kinh tế là sức mua giảm đi vì có thừa tiền mặt lưu thông, thường là do hậu quả của việc Chính phủ chi tiêu quá nhiều.
11. Accounts payable – Nợ phải trả: Khoản nợ của một doanh nghiệp cần phải thanh toán sớm, thường là trong vòng 1 năm.
12. Initial Public Offering (IPO) – Phát hành công khai lần đầu (chứng khoán): Lần đầu tiên một công ty chào bán cổ phiếu cho công chúng. Còn gọi là “going public”.
13. Insider trading – Giao dịch nội bộ: Giao dịch cổ phiếu trong nội bộ công ty một cách bất hợp pháp dựa trên những thông tin không công bố.
14. Interest – L.ãi suất.
15. International Monetary Fund (IMF) – Quỹ Tiền tệ Quốc tế: Trụ sở tại Washington, D.C., có chức năng giám sát nguồn cung tiền tệ của các nước thành viên, với mục đích ổn định việc trao đổi quốc tế và khuyến khích thương mại cân bằng và có trật tự.
16. Junk bond – Trái phiếu bấp bênh: Thuật ngữ bình dân dùng để mô tả các loại chứng khoán có lãi suất cao nhưng nhiều rủi ro, do các công ty bị n.ợ n.ầ.n chồng chất phát hành để có thể thanh toán các khoản vay ngân hàng, để mua quyền quản lý cổ phần hoặc để tài trợ cho các vụ mua lại công ty.
17. Leverage – đòn bẩy tài chính: Việc một công ty sử dụng tài sản đi vay để tăng lợi suất trên vốn cổ phần của các cổ đông, với hy vọng lãi suất phải chịu sẽ thấp hơn lợi nhuận trên số tiền đi vay.
18. Leveraged buyout – Sự mua lại công ty, được cấp vốn bằng nợ: Việc mua lại một công ty của một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, chủ yếu được cấp vốn bằng nợ. Cuối cùng, các khoản vay của nhóm này được thanh toán bằng các quỹ phát sinh từ hoạt động của công ty mua được hoặc việc bán tài sản của công ty đó.
19. Liquidity – Thanh khoản: Mức độ mà tài sản có thể chuyển thành tiền mặt.
20. Market share – Thị phần: Tỷ lệ tổng doanh số của một sản phẩm mà một người bán có. Một công ty sẽ cố gắng mở rộng thị phần của mình (tức là giảm thị phần của các đối thủ) bằng cách quảng cáo, đưa ra mức giá hợp lý và các thủ thuật cạnh tranh khác. Thị phần càng lớn thì nhà sản xuất càng dễ kiểm soát giá và lợi nhuận.
21. Market capitalization – Thị giá vốn: Giá trị của một công ty được xác định bởi giá thị trường đối với các cổ phiếu thường đã phát hành còn lại.
22. Maturity – Kỳ hạn: Thời hạn phải thanh toán trái phiếu và kỳ phiếu.
23. Monetary policy – Chính sách tiền tệ: Tác động của Chính phủ đối với nền kinh tế bằng cách kiểm soát nguồn cung cấp tiền tệ và lãi suất.
24. Monopoly – Độc quyền: Sự kiểm soát của một công ty đối với một sản phẩm tại một thị trường nhất định, cho phép công ty này ấn định giá vì không hề có cạnh tranh.
25. Mutual fund – Quỹ tương hỗ: Điều hành bởi một công ty đầu tư huy động tiền từ các cổ đông để đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, các quyền chọn, các hàng hóa hoặc các loại chứng khoán khác. Các quỹ này thường cho phép các nhà đầu tư lựa chọn một chiến lược mạo hiểm hoặc một chiến lược thận trọng để kiếm lời.
26. Net income/net profit – Thu nhập ròng/Lãi ròng: Cũng được gọi là “bottom line” hay lợi nhuận, là khoản còn lại sau khi trừ mọi chi phí và thuế trong thu nhập của một công ty.
27. Note – Kỳ phiếu: Chứng nhận do một công ty hoặc Chính phủ phát hành ghi rõ số lượng một khoản vay, lãi suất phải trả và thế chấp trong trường hợp không thanh toán được. Thời hạn thanh toán thường là trên 1 năm kể từ khi phát hành nhưng không được lâu hơn 7-8 năm. Thời hạn thanh toán ngắn hơn là điểm khác biệt chính giữa kỳ phiếu và trái phiếu.
28. Organization for Economic Cooperation and Development (OECD) – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: Một tổ chức gồm 24 nước có nền kinh tế thị trường tự do thường xuyên thu thập con số thống kê và đưa ra các báo cáo kinh tế về các nước thành viên.
29. Oil future market – Thị trường dầu giao sau: Các thị trường tại New York và Luân Đôn nơi người ta cam kết mua hoặc bán dầu với giá thỏa thuận cho một thời điểm nào đó trong tương lai.
30. Oil spot market – Thị trường dầu giao ngay: Các vụ giao dịch hàng ngày đối với dầu thô hoặc các sản phẩm đã tinh lọc bởi các thương nhân trên khắp thế giới, cam kết khối lượng chuyển giao với giá cụ thể.
31. Option – Quyền chọn: Trong giới tài chính, đây là thỏa thuận cho phép một nhà đầu tư mua hoặc bán cái gì đó, ví dụ như cổ phiếu, trong một khoảng thời gian định trước với giá nhất định.
32. Ovesubscribed – Đặt mua vượt mức: Thuật ngữ áp dụng trong việc phát hành công khai cổ phiếu, khi đơn đặt mua vượt quá số lượng cổ phiếu rao bán cho công chúng.
33. Paper profit – Lãi lý thuyết: Khoản lãi chưa có thực trong một khoản đầu tư. Khoản l.ã.i này được tính toán dựa trên so sánh giá thị trường hiện tại với chi phí của nhà đầu tư.
34. Poison pill – Chiến thuật thuốc độc: Một thủ thuật để chống trả việc mua lại quyền kiểm soát công ty, được đưa ra để làm cho việc mua lại công ty trở nên quá tốn kém.
35. Price-earnings ratio – Tỷ suất thị giá/lợi nhuận (P/E): Giá của một cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời gian 12 tháng. Ví dụ một cổ phiếu bán với giá 60$/cổ phiếu và lợi nhuận 6$/cổ phiếu sẽ được bán với tỷ suất thị giá – doanh lợi 10/1. Tỷ suất thị giá – doanh lợi cao khiến các nhà đầu tư tin tưởng rằng lợi nhuận của công ty trong tương lai sẽ cao hơn nhiều.
36. Prime rate – Lãi suất ưu đãi: Lãi suất cơ bản mà các ngân hàng thương mại áp dụng cho một loạt khoản cho vay lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cho cá nhân.
37. Privatization – Tư nhân hóa: Nói chung nghĩa là việc chuyển sở hữu công ty từ các nhà đầu tư công cộng sang các nhà đầu tư tư nhân. Tư nhân hóa thường gắn liền với tái cơ cấu kinh tế trong đó các doanh nghiệp nhà nước được bán cho khu vực tư nhân.
38. Revenue – Thu nhập: Toàn bộ số tiền mà một doanh nghiệp hoặc chính quyền thu được trong một khoảng thời gian nhất định.
39. Short sale – Bán khống: Bán một lượng cổ phiếu tạm vay, không thuộc quyền sở hữu của mình với hy vọng k.iếm lời bằng cách mua một lượng cổ phiếu tương đương sau đó với giá thấp hơn để thay thế.
40. Stock (shares) – Cổ phiếu: Các đơn vị của một công ty đại diện cho một phần sở hữu. Mua các phần này sẽ có quyền như các chủ sở hữu và có thể có thu nhập thông qua cổ tức. Có thể mua hoặc bán cổ phiếu mà không ảnh hưởng đến hoạt động của một công ty. Tại thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu do người mua và người bán cổ phiếu đó ấn định.
41. Stock exchange – Thị trường chứng khoán: Nơi giá cổ phiếu được người mua và người bán cổ phiếu ấn định.
42. Underground economy – Nền kinh tế ngầm: Một bộ phận không được tính đến của nền kinh tế bao gồm cả hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp. Hầu hết các giao dịch là bằng cách chuyển đổi hàng hóa hoặc thanh toán tiền mặt để tránh thuế hoặc tránh bị các cơ quan thi hành pháp luật phát hiện.
43. Venture capital – Vốn mạo hiểm: Khoản tài chính cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp, thông thường là các doanh nghiệp mới nhiều rủi ro. Đổi lại vốn, nhà đầu tư được sở hữu một phần doanh nghiệp này. Vốn mạo hiểm càng rủi ro thì càng có khả năng thu lợi lớn.
44. White knight – Hiệp sĩ trắng: Người cứu một công ty đang có nguy cơ bị mua quyền kiểm soát bởi một công ty khác.
Nguồn Tạp Chí Doanh Nhân